Thoái Hóa Khớp Ở Người Trẻ Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Rate this post

Ngày nay, thoái hóa khớp ở người trẻ vô cùng phổ biến và có mức độ nguy hiểm cao. Người mắc bệnh lý này dễ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho cơ thể. Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt sau này. Cùng Thượng Dược TAMSOA tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Ở người trẻ nguyên nhân mắc bệnh thoái hóa có rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu do sinh hoạt không điều độ và ăn uống không lành mạnh, đồng thời dùng nhiều chất kích thích. Dưới đây là 1 số nguyên nhân chính:

Thoái hóa khớp ở người trẻ ngày càng phổ biến
Thoái hóa khớp ở người trẻ ngày càng phổ biến
  • Do chấn thương cũ: Từ va chạm, tai nạn, chịu tổn thương ảnh hưởng tới xương khớp.
  • Thói quen vận động sai: Ngồi sai tư thế, đi giày cao gót nhiều,… dẫn đến tổn thương sụn khớp.
  • Béo phì: tình trạng thừa cân ở người trẻ rất cao, gây áp lực lên vùng xương khớp khiến tổn thương sụn khớp nhanh hơn.
  • Bẩm sinh cấu trúc xương không thẳng: Có 1 số người ngày nay trục xương không thẳng từ bẩm sinh, để lâu dài không điều trị gây tổn thương sụn khớp.
  • Lười vận động: Ngồi làm việc quá nhiều và không vận động dẫn đến đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
  • Thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều chất béo làm tăng mỡ máu, phá hỏng lớp bảo vệ sụn khớp.
  • Lạm dụng chất kích thích: Dùng nhiều rượu bia và chất kích thích phá hỏng màng bảo vệ sụn khớp.

Hệ lụy nguy hiểm của thoái hóa khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp tuy nhiều nhưng nếu không có phương pháp điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Hệ lụy này có thể dẫn tới bệnh mãn tính, liệt chân tay, viêm xương khớp.

Khô khớp

Bệnh khô khớp ở người trẻ có thể khiến xương khớp đau vì dịch bôi trơn sụn khớp giảm và khô dần. Theo thời gian không được điều trị sớm sẽ khiến cơn đau khớp gối ngày càng trầm trọng hơn. Gây các bệnh lý xương khớp mãn tính, viêm khớp,…

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý này ở người trẻ gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt. Lâu dài khiến người bệnh khó khăn trong vận động, đi lại hoạt động ảnh hưởng. Không điều trị sớm sẽ làm cho sụn khớp bị tổn thương và phá hủy nặng nề. Hậu quả dẫn đến cấu trúc khớp bị biến dạng, liệt chi và tàn phế vĩnh viễn.

Loãng xương

Loãng xương hình thành do chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, lạm dụng chất kích thích. Làm mật độ canxi giảm, thiếu canxi gây xương yếu và dễ gãy.

Viêm gân bánh chè

Dây chằng nối từ xương bánh chè đến xương chày bị tổn thương, thường gặp ở đối tượng hay chơi thể thao. Việc chơi thể thao quá sức và kéo dài khi không khởi động kỹ gây nhiều ảnh hưởng tới viêm gân.

Thoái hóa khớp ở người trẻ nguy hiểm không
Thoái hóa khớp ở người trẻ nguy hiểm không

Tràn dịch khớp gối

Chứng tràn dịch khớp gối thường có triệu chứng đau khớp, khó hoạt động và tê cứng khớp gối. Nguyên nhân bệnh lý này do dịch khớp nhiều lên bất thường và thay đổi về tính chất dịch. Sự thay đổi chất dịch này có xu hướng gây tổn thương, bào mòn bề mặt xương khớp gây viêm khớp.

Viêm khớp

Phần xương sụn ở khớp bị mòn đi, xù xì và thô ráp do khô khớp hoặc tràn dịch khớp gây ra. Các khớp xương cọ xát vào nhau mạnh hơn và tạo ra nhiều ma sát. Lâu dài khiến các hoạt động của sụn khớp suy giảm khả năng hấp thụ, gây viêm đau, sưng và khó vận động.

Phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ

Người trẻ muốn phòng ngừa thoái hóa khớp khá đơn giản. Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống là cách phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn. Một số phương pháp như sau:

  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng
  • Luôn giữ tư thế người thẳng
  • Không mang vác quá nặng, quá sức
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
  • Không ngồi làm việc quá lâu, đi lại giãn gân cốt thường xuyên
Thoái hóa khớp cần phòng ngừa như nào?
Thoái hóa khớp cần phòng ngừa như nào?

Tổng kết

Mong rằng bài viết trên cho thấy tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ nguy hiểm như thế nào. Nguyên nhân và hệ lụy của bệnh lý này gây ảnh hưởng đời sống như thế nào? Qua bài viết này đã phần nào giải đáp cho những người muốn tìm hiểu về chứng bệnh này.