Những người đang mắc bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Đây là một câu hỏi đang được nhiều người mắc bệnh xương khớp quan tâm nhất. Nhiều người đang nghĩ rằng khi đi bộ sẽ làm bệnh xương khớp trở nên nặng hơn. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin chính xác nhé!
Contents
Nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp
Hệ cơ xương khớp trong cơ thể là nơi phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và hoạt động không ngừng mỗi ngày để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Do đó, hệ cơ xương khớp rất dễ bị tổn thương và lão hóa theo thời gian. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do tai nạn, chấn thương, tuổi già hoặc xương khớp yếu. Biểu hiện cụ thể là tổn thương dây chằng và sụn, gây cứng khớp, viêm khớp, đau khớp và khó vận động hàng ngày. Chính vì vậy, những người mắc bệnh xương khớp thường rất ngại vận động, không dám đi bộ hay tập thể dục thể thao, vì sợ hệ xương khớp của mình bị ảnh hưởng và tình trạng bệnh sẽ ngày càng xấu đi, trầm trọng hơn.
=>>> Xem thêm: Người đang bị bệnh xương khớp có quan hệ được không?
Đi bộ có tốt cho xương khớp không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy đi bộ đúng cách sẽ giúp người bệnh xương khớp giảm đau rõ rệt, đi bộ rất tốt cho người bị cứng khớp hoặc viêm khớp gối. Ngoài ra, đi bộ còn giúp duy trì khối lượng cơ bắp, tăng độ linh hoạt của khớp, thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả, giảm áp lực lên khớp gối từ đó cũng giúp cải thiện tình trạng đau nhức. Thật vậy, đi bộ làm tăng sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp, kiểm soát cân nặng, săn chắc cơ thể, đồng thời giảm áp lực lên các khớp xương, thúc đẩy quá trình hồi phục khớp, xua tan cơn đau. Không đi bộ hàng ngày, hạn chế vận động sẽ khiến hệ xương khớp kém linh hoạt, tăng nguy cơ biến dạng khớp, cứng khớp và co rút dây chằng. Nếu biết đi bộ và vận động đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa các cơn đau và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cực kỳ hiệu quả.
Lợi ích của đi bộ đối với bệnh xương khớp
Vì lý do này, những người bị bệnh xương khớp gối cần phải đi bộ nhiều hơn và nhiều hơn để đảm bảo họ có đủ lượng dịch khớp cần thiết để:
- Nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối tránh bị tổn thương
- Giảm ma sát lên sụn khớp nên làm chậm quá trình thoái hóa
- Duy trì chức năng và sự linh hoạt của khớp gối
Ngoài ra, hình thức tập thể dục đơn giản này còn mang lại những lợi ích sức khỏe sau:
Giúp cơ bắp chân khỏe hơn
Đi bộ có thể giúp tăng cường các cơ ở bắp chân, do đó có thể hỗ trợ các xương khớp gối bằng cách san sẻ một số áp lực do trọng lượng cơ thể gây ra. Với cách này, người bệnh cũng sẽ cảm thấy khớp gối bớt đau hơn.
Đốt cháy calo
Cứ mỗi 0,45kg mất đi, áp lực lên đầu gối giảm đi 4 lần. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân đang bị bệnh xương khớp duy trì cân nặng hợp lý.
Nếu đang thừa cân, bạn nên áp dụng một số biện pháp giảm cân đơn giản và lành mạnh như đi bộ, thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung cho mình những thực phẩm tốt cho xương khớp,…
Một số ích lợi khác
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe trên, thói quen đi bộ còn giúp bệnh nhân có khớp gối bị thoái hóa:
- Ngủ ngon hơn
- Tăng cường máu lưu thông
- Cải thiện khả năng giữ thăng bằng
- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu
- Hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp
Đi bộ an toàn cho người bị xương khớp
Những người đang bị bệnh xương khớp, đặc biệt là các xương ở phần chân thì nên lựa chọn một phương pháp đi bộ phù hợp để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Đầu tiên, mọi người phải lựa chọn một đôi giày chuyên dụng để đi bộ, kích cỡ vừa vặn với chân, đế mềm,… Trước khi đi bộ, nên dành từ 5-10 phút để khởi động các khớp bằng các bài tập như: Vươn vai, xoay khớp cổ tay, cổ chân,..Cách đi bộ phù hợp nhất cho những người bị đau xương khớp là đi bộ chậm rãi, vừa phải, đi với quãng đường ngắn, không đi bộ quá lâu, giữa hai bước chân chỉ nên cách nhau từ 1 đến 2 bước chân là vừa phải. Thời gian đi bộ tốt nhất là 10-15 phút mỗi buổi, tổng thời gian đi bộ trong ngày khoảng 30 phút và khoảng 6000 bước mỗi ngày. Tránh đi lại quá nhiều gây áp lực lên khớp bị tổn thương. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, các khớp sưng tấy và đau nhức, bạn nên dừng việc đi lại và đi khám bệnh kịp thời. Cuối cùng, bạn phải ưu tiên lựa chọn địa hình đi bộ bằng phẳng để kiểm soát vận động của hệ cơ xương khớp, tránh đi trên địa hình dốc, trơn trượt sẽ dễ gây tai nạn, té ngã và ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Đi bộ trên máy chạy bộ có tốt không?
Đi bộ ngoài trời đang được nhiều người lựa chọn vì thoải mái, được hít thở không khí trong lành, có bạn bè tập luyện cùng thúc đẩy động lực tập luyện mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh xương khớp thì đi bộ trên máy chạy bộ tại nhà là một sự lựa chọn tối ưu. Vì máy chạy bộ có thể giúp bạn kiểm soát và tùy chỉnh tốc độ, thời gian, độ dốc của bề mặt đi bộ dựa trên nhu cầu, thể trạng và mục tiêu của người tập. Bạn hoàn toàn có thể tránh được những rủi ro có thể phát sinh do thời tiết hay một cơn bệnh nặng đột ngột khiến việc đi lại khó khăn bằng cách tập luyện với máy chạy bộ tại nhà.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi:”Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không?” Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi phải không? Trong mọi trường hợp, đi bộ, tập thể dục điều độ luôn mang lại những hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe. Còn chờ gì nữa mà không tập ngay hôm nay. Hãy theo dõi Thượng Dược Hoàng Cung ngay để cập nhật các thông tin về chăm sóc sức khỏe ngay nhé!
=>>> XEM THÊM: Thoái Hóa Đa Khớp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị