Viêm Khớp Mãn Tính Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm khớp mãn tính là tình trạng khớp bị tổn thương lâu ngày và không suy giảm. Bệnh lý này gặp ở nhiều đối tượng, có thể do tuổi tác và khó điều trị dứt điểm. Làm cách nào để phòng ngừa và suy giảm các triệu chứng của bệnh. Cùng Thượng Dược tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Viêm khớp mãn tính là gì?

Viêm khớp mãn tính là bệnh lý khi mô sụn khớp bị tổn thương quá lâu ngày. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể và nhiều đối tượng từ trẻ đến già. Khác với bệnh lý cấp tính thì mãn tính khó chữa, mất nhiều thời gian nhưng không khỏi dứt điểm.

Viêm khớp mãn tính gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt
Viêm khớp mãn tính gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt

=>>> Xem thêm: Thoái Hóa Đa Khớp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Các loại viêm khớp mãn tính thường gặp

Viêm khớp được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, cùng các vị trí và nguyên nhân khác nhau. Xem kỹ các trường hợp viêm khớp dưới đây:

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô liên kết của cơ thể. Khiến khớp bị tổn thương dẫn tới viêm, gây ra tình trạng đau nhức và thoái hóa mô sụn khớp. Khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau, mòn xương và biến dạng khớp. Ngoài ra, bệnh lý này kéo dài còn ra tổn thương cho các bộ phận khác như mắt, da, phổi, mạch máu. Nguyên nhân của bệnh lý:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác càng lớn, các chức năng càng dễ rối loạn
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh.
  • Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Tiếp xúc và làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất.
  • Người thừa cân và béo phì
Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi
Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý về khớp khá phổ biến và có độ tuổi người mắc ngày càng trẻ hóa. Đây là bệnh lý khiến sụn, khớp và dây chằng bị tổn thương. Các lớp sụn và niêm mạc bảo vệ giữa các khớp xương bị bào mòn, dẫn đến đau và cứng khớp. Các khớp có xu hướng hoạt động nhiều và quá sức như hông, đầu gối, bàn tay, cột sống, khớp ngón cái và ngón chân cái đều dễ bị ảnh hưởng và lão hóa nhanh. Nguyên nhân bệnh:

  • Tuổi cao.
  • Người làm việc quá sức, mang vác nặng
  • Người thừa cân và béo phì. 
  • Tổn thương khớp do chấn thương hoặc chơi thể thao sai cách. 
  • Di truyền từ người thân có bệnh lý này.
  • Dị dạng xương khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm khớp do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm như Staphylococcus, Streptococcus, Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium tuberculosis, Candida albicans. Các loại vi khuẩn này có thể gây bệnh viêm khớp mãn tính và ảnh hưởng nhiều tới khớp hông hoặc đầu gối. Nguyên nhân của bệnh:

  • Tai nạn, chấn thương gây tổn thương khớp.
  • Cấy ghép khớp nhân tạo.
  • Nhiễm vi khuẩn từ các cơ quan khác.
  • Vi khuẩn trong máu tấn công khớp.
  • Bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh hồng cầu.
  • Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm chích ma túy.
  • Sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
  • HIV hoặc các bệnh làm suy giảm khả năng miễn dịch.
Viêm nhiễm do vi khuẩn gây ảnh hưởng khớp
Viêm nhiễm do vi khuẩn gây ảnh hưởng khớp

=>>> Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Gối Nên Ăn Gì? Loại Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Viêm khớp phản ứng

Đây là bệnh lý ảnh hưởng nhiễm trùng từ ruột, bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu. Hệ lụy của bệnh không quá nguy hiểm, chỉ khiến người bệnh bị viêm sưng và đau khớp do nhiễm trùng. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đầu gối, khớp cổ chân và bàn chân. Ngoài ra, tình trạng viêm còn ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo. Nguyên nhân của bệnh:

  • Tuổi tác từ 20 – 40.
  • Nhiễm trùng là do thực phẩm không chất lượng.
  • Nam giới bị mắc bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn phụ nữ.
  • Di truyền từ gia đình

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm gây cứng khớp, kém linh hoạt và khó hoạt động gập người. Đây là bệnh khiến một số xương nhỏ trong cột sống dính lại với nhau và lâu dần hợp nhất thành một. Ngoài ra, bệnh khiến các cơ quan khác cũng dễ bị viêm theo. Đối tượng của bệnh:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Tuổi từ cuối thành niên đến đầu độ tuổi trưởng thành.
  • Di truyền từ người nhà.
Viêm khớp gây dính khớp và khó cử động
Viêm khớp gây dính khớp và khó cử động

Bệnh Gout

Bệnh Gout xảy ra khi các chất axit uric, urat monosodium dần hình thành trong các mô liên kết của cơ thể. Khi các chất axit uric quá tải và không bài tiết hết axit uric dư thừa. Bệnh gút có triệu chứng là những cơn đau dữ dội ở khớp, vùng khớp sưng đỏ và nóng lên. Nguyên nhân chính của bệnh:

  • Thừa cân, béo phì gây chuyển hóa chất chậm và ảnh hưởng khớp
  • Tăng huyết áp
  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu quá nhiều
  • Ăn nhiều thịt đỏ và hải sản
  • Chức năng thận suy giảm

Bệnh viêm khớp mãn tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm xương khớp mãn tính có nguy hiểm hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh.

  • Viêm xương khớp là tình trạng ít đe dọa đến sức khỏe nhất. Bệnh này nhẹ và tiến triển chậm, thường chỉ biểu hiện khi thay đổi thời tiết hoặc vận động mạnh.
  • Các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp vảy nến và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác thường tiến triển nhanh và phức tạp, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Một số biến chứng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe do viêm khớp mạn tính gây ra đó là: Bệnh nhân bị biến dạng hoặc tàn phế khớp. Ảnh hưởng đến thận, làm hình thành sỏi và làm thận suy yếu. Người bệnh dễ bị loãng xương. Gây tổn thương tim, phổi, mắt hoặc đường ruột.

Ngoài các ảnh hưởng trên, viêm khớp còn làm ảnh hướng đến khả năng lao động, hoạt động thường ngày của chúng ta. Vì vậy, có thể cho rằng viêm khớp mãn tính ảnh hưởng xấu đến tinh thần, hoạt động và sức khỏe người bệnh.

Cách điều trị viêm khớp mãn tính

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những cách khắc phục tình trạng bệnh viêm khớp thường được áp dụng nhiều nhất để giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thuốc dùng để cải thiện tình trạng viêm khớp là các dạng thuốc như sau:

  • Thuốc NASAIFS: Nó là một loại thuốc có tác dụng chống viêm không steroid, thường được sử dụng để điều trị viêm khớp do tác dụng giảm đau và chống viêm của nó. Tuy nhiên, thuốc để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày, hại gan thận và nguy hiểm với người mắc các bệnh về tim mạch.
  • Thuốc DMARD: Thuốc DMARD có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp, hạn chế tổn thương vĩnh viễn cho khớp và các mô bị viêm xung quanh. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tổn thương gan, suy tủy xương, nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

  • Thuốc corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng giúp giảm viêm, giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng corticosteroid có tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân và tiểu đường. Các bác sĩ thường kê toa corticosteroid để giảm triệu chứng nhanh chóng, với mục tiêu giảm liều thuốc dần dần.

Với nhiều các tác dụng phụ nguy hiểm như vậy, việc sử dụng những loại thuốc này và liều lượng cần dựa trên sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Để hạn chế việc sử dụng thuốc kháng viêm dài ngày nhằm giảm thiểu rủi ro mà vẫn cải thiện hiệu quả bệnh viêm khớp mạn tính, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp với cơ chế kháng viêm, chống sưng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Bổ sung dưỡng chất cho khớp 

Khi mắc các bệnh về xương khớp, người bệnh cần bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như: Canxi, vitamin,…. Và hạn chế các chất đạm. Quý khách có thể sử dụng cao hươu hoặc cao ban long để bổ sung dưỡng chất cho xương khớp mau hồi phục. Trong cao hươu và cao ban long có chứa nhiều canxi tốt cho xương khớp. Nó hỗ trợ ức chế quá trình viêm khớp, bảo vệ sụn khớp,… Đây là một trong những sản phẩm tốt nhất cho người bị bệnh xương khớp. Hiện nay tại TamSoa cao hươu có giá 800.000 VNĐ/1 lạng và cao ban long là 1.200.000 VNĐ/1 lạng. Quý khách mua hàng liên hệ 096 9288655 để được tư vấn.

Cao xương hươu bồi bổ sức khỏe xương khớp
Cao xương hươu bồi bổ sức khỏe xương khớp

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng được coi là một trong những cách điều trị viêm khớp hiệu quả, “viêm khớp dạng thấp” thường được kết hợp với thuốc để kích thích tuần hoàn máu, hạn chế co cứng, duy trì cơ, khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong những buổi tập đầu tiên, người bệnh nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, tránh tự tập để hạn chế những chấn thương không đáng có.

Vật lý trị liệu bệnh viêm xương khớp
Vật lý trị liệu bệnh viêm xương khớp

Phẫu thuật thay khớp

Phẫu thuật thay khớp là một trong những dạng phẫu thuật để loại bỏ phần xương khớp bị hỏng và thay bằng một miếng kinh loại để tái tạo lại chuyển động của khớp bình thường.

Thông thường, phẫu thuật chỉ định tay khớp gối, khớp vai và các thủ thật thay khớp có thể giúp bạn di chuyển mà không bị cứng khớp hay đau. Sau khi phẫu thuật thay khớp, bạn có thể thực hiện các hoạt động như bình thường.

Phẫu thuật thay khớp
Phẫu thuật thay khớp

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp

  • Đau nhức xương khớp
  • Khớp cứng khó hoạt động
  • Khớp sưng đỏ và nóng
  • Các khớp bị ảnh hưởng bị hạn chế khả năng
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Các khối u và bướu dễ xuất hiện.
Dấu hiệu thường thấy ở viêm khớp
Dấu hiệu thường thấy ở viêm khớp

Phòng tránh bệnh lý viêm khớp mãn tính

Những nguy cơ như tuổi tác, di chuyền và giới tính là những nguyên nhân khó kiểm soát. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh là biện pháp duy nhất có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tăng cường các loại cá chứa omega-3
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng và đều đặn
  • Kiểm soát cân nặng trong mức cho phép, tránh thừa cân.
  • Tránh chấn thương, tai nạn khi hoạt động
  • Cân bằng hoạt động với nghỉ ngơi
Omega-3 rất tốt cho quá trình kháng viêm khớp
Omega-3 rất tốt cho quá trình kháng viêm khớp

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lý viêm khớp mãn tính cho người đọc. Cùng tham khảo bài viết trên và tìm cho mình những thông tin bổ ích. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý trên nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách. Tránh để bệnh lâu ngày và khó điều trị. Hãy theo dõi Thượng Dược để bổ sung các thông tin hữ ích khác nhé!