Đau Dạ Dày Sau Khi Ăn Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Rate this post

Đau dạ dày sau khi ăn có nhiều nguyên nhân như khó tiêu, dị ứng thực phẩm và các bệnh lý dạ dày. Nếu do nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Cùng Thượng Dược tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày sau bữa ăn thương có 2 vấn đề chính liên quan đến thực phẩm và bệnh lý. Trong đó, vấn đề về thực phẩm gồm 3 loại là dị ứng, không dung nạp và tiêu thụ nhiều rượu đường. Cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây:

Đau dạ dày sau khi ăn
Đau dạ dày sau khi ăn

Nguyên nhân thực phẩm

  • Dị ứng thực phẩm: Khi cơ thể tiếp nhận loại thực phẩm hay vật thể lạ có hại, hệ miễn dịch tiết ra các kháng thể để chống lại nó. Phản ứng này gây ra một số triệu chứng như đau dạ dày.
  • Không dung nạp thức ăn: Hệ tiêu hóa khi bị kích thích bởi một loại thức ăn và không thể tiêu hóa chúng đúng cách. Gây khó tiêu nhưng không tiết ra phản ứng miễn dịch như dị ứng. Không dung nạp được chia thành 3 loại:
    • Lactose: Nhạy cảm với sữa và các sản phẩm từ sữa.
    • Gluten: Nhạy cảm với loại protein có trong các loại ngũ cốc.
    • FODMAPs: Nhạy cảm với thực phẩm có chứa các loại carbohydrate lên men.
  • Rượu đường: Đây là chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng nhiều trong sản xuất kẹo và kẹo cao su không đường. Được cảnh báo rằng sử dụng quá nhiều có thể gây nhuận tràng, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Bệnh lý về sức khỏe

  • Bệnh celiac: Khi cơ thể phản ứng miễn dịch với gluten, gây tổn thương cho niêm mạc ruột non. Các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các vấn đề về tiêu hóa mãn tính khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
  • Hội chứng ruột kích thích: Vấn đề về ruột phổ biến ảnh hưởng đến ruột già.
  • Bệnh Crohn: Đây là bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa gây đau dữ dội, tiêu chảy và phân có máu.
  • Viêm đại tràng: Hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường và gây viêm.
  • Loét dạ dày.
  • Đau bụng mật: Tắc nghẽn dạ dày thường do tắc nghẽn ống mật gây nên.
  • Viêm tụy cấp.
  • Táo bón mãn tính.
  • Khó tiêu: Dùng quá nhiều rượu bia, caffein. Hay ăn quá nhiều, quá nhanh trong một bữa ăn. Ăn thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ và có tính axit. Gây khó tiêu.
Nguyên nhân gây đau dạ dày sau bữa ăn
Nguyên nhân gây đau dạ dày sau bữa ăn

Triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày

Khi cơn đau dữ dội và gặp tình trạng mất nước cần cấp cứu ngay. Ngoài ra, đau dạ dày sau bữa ăn gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác nhau. Những triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Khó tiêu hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Nhanh no, dễ đầy bụng
  • Cảm giác tức bụng khi no sau ăn
  • Nóng rát ở phần bụng dưới
  • Đầy hơi, ợ chua hoặc tức bụng
  • Nóng ran và đau ở ngực hoặc cánh tay.
Triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày
Triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày

Biến chứng của đau dạ dày sau khi ăn

  • Sốc phản vệ, khiến bạn ngừng thở khi phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến tổn thương thực quản, gây khó nuốt.
  • Loét dạ dày lâu ngày dẫn đến xuất huyết dạ dày và nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Táo bón mãn tính gây bệnh trĩ và nứt hậu môn,…
  • Bệnh Crohn gây tắc ruột và lỗ rò phải phẫu thuật điều trị. Làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Đau bụng mật và viêm tụy cấp gây nhiễm trùng huyết, hoại tử đường mật, áp xe tụy, tổn thương nang hoặc hoại tử trong tụy.

Lưu ý trong sinh hoạt

  • Điều chỉnh và thiết lập chế độ ăn uống phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cần nhất là khoáng chất và chất xơ.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ quả có nhiều chất xơ
  • Tránh các loại thực phẩm đã từng gây đau bao tử
  • Uống nhiều nước, cả trong bữa ăn và giữa các bữa ăn.
Lưu ý cho người đau dạ dày trong sinh hoạt
Lưu ý cho người đau dạ dày trong sinh hoạt

Tổng kết

Đau dạ dày sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thực phẩm hoặc bệnh lý. Nếu do thực phẩm thì bạn có thể điều chỉnh dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm dễ kích ứng. Còn nguyên nhân bệnh lý cần quy trình điều trị đúng cách theo bác sĩ đưa ra. Nếu gặp tình trạng nguy cấp cần tới cơ sở y tế ngay.